Quán niệm hơi thở chính là một phương pháp hành thiền cơ bản nhất. Trong đó khi tập trung vào chánh niệm trên cảm giác của hơi thở hít vào thở ra chúng ta phải kiên nhẫn thực hiện. Khi thực tập phép quán niệm sẽ giúp bản thân nhận thấy được nhiều điều và sẽ làm cho mọi thứ trở nên dịu trở lại. Hít thở chính là một hoạt động thường xuyên diễn ra mỗi khắc mỗi giây mỗi phút. Dù trong sự vô thức hay ý thức vẫn luôn hiện diện, đó cũng chính là điều kiện tiên quyết giúp duy trì sự sống.
Quán niệm trên hơi thở bình thường

Thế giới thật là thế giới vận hành theo nguyên tắc sinh khởi và hoại diệt giống như hơi thở vào và hơi thở ra vậy. Bạn không thể chỉ có hơi thở ra hay chỉ có hơi thở vào. Đó là bản chất của tất cả mọi hiện tượng bị điều kiện — chúng sinh rồi diệt. Chính vì thế mà trong lúc thực hành giáo pháp của Đức Phật, chúng ta sẽ thấy và hiểu được sự vận hành của thế giới tự nhiên, thay vì dùng tư duy để lý luận về nó.
Chúng ta quán sát thế giới tự nhiên trong khi quán sát hơi thở. Chúng ta sẽ thấy được đặc tính sinh diệt của cái thế giới “trùng trùng duyên khởi” mà chúng ta đang sống. Những pháp điều kiện là không ngừng thay đổi và vô cùng phong phú. Chúng có những tính chất khác nhau, số lượng khác nhau, và chiếm những chỗ khác nhau trong không gian. Tâm chúng ta không thể nắm bắt được cái thế giới vô vàn phức tạp này. Vì thế chúng ta phải dựa vào những thí dụ rất đơn giản để học và hiểu về chúng. Chúng ta học từ một đề mục rất bình thường và dường như là vô nghĩa như hơi thở vào và hơi thở ra bình thường của chúng ta.
Kiên nhẫn với hơi thở
Lúc đầu tâm của chúng ta sẽ không trụ trên hơi thở và đi lang thang, vì thế chúng ta phải kiên nhẫn. Khi biết là tâm đã trượt khỏi hơi thở, chúng ta nhẹ nhàng đưa tâm về lại hơi thở. Chúng ta sẽ chán nản và khởi tâm sân hận với tất cả và sẽ dùng ý chí để ép buộc tâm trở về đề mục. Chúng ta chỉ có thể làm như thế trong một thời gian ngắn thôi vì sau đó tâm lại phóng đi lang thang.
Thái độ đúng đắn trong khi quán niệm hơi thở là phải hết sức, hết sức kiên nhẫn. Chúng ta phải có cảm tưởng là chúng ta dùng tất cả thì giờ có được trên cuộc đời nầy để chỉ quán sát hơi thở vào mà thôi. Chúng ta không cần phải đạt đến cái gì cả. Chúng ta luyện tâm như một bà mẹ hiền dạy dỗ đứa con thân yêu. Người mẹ hiền nầy biết rằng nếu bà nỗi giận và đánh đập đứa con thì con bà sẽ hoảng sợ và trở nên rối loạn.
Chúng ta có thể mong cầu là sẽ ngồi thiền giống như hình ảnh của Đức Phật, ngồi cao trên tòa sen, ánh sáng tỏa khắp châu thân. Có thể ngồi hàng giờ trong tư thế kiết già tuyệt đẹp. Cách thể hiện tư thế thiền như thế quả thật là hấp dẫn. Trong đạo Phật, ý nghĩa khiêm hạ của việc hành thiền là tự nó. Nó không là cái gì đặc biệt cả. Theo tiêu chuẩn của thế gian nầy, nó cũng không có gì đáng được chú ý.
Kiên nhẫn với sự nhàm chán
Trong thiền quán niệm hơi thở (anapanasati), không có phần nào của hơi thở là dễ chịu hơn phần nào. Vì thế chúng ta có thể quán sát hơi thở một cách trung lập. Chúng ta thường thích những kinh nghiệm hấp dẫn và độc đáo. Chúng ta thích sự vui nhộn đầy kích thích và trốn tránh sự nhàm chán. Sự kích thích sẽ làm chúng ta nhàm chán. Không gì có thể mãi mãi hấp dẫn và kích thích con người.
Một hơi thở vào có thể làm chúng ta vui thú và phấn chấn — nhưng nó có giới hạn. Nó chỉ có thể kích thích chúng ta trong một thời gian nào đó thôi. Sau đó nó trở nên nhàm chán. Khi cuộc đời trở nên nhàm chán, chúng ta sẽ làm gì? Người bình thường sẽ đi tìm một cái gì khác vui nhộn và kích thích hơn, như một mối tình lãng mạn chẳng hạn.
Qua tất cả thời kỳ lịch sử, biết bao nhiêu chuyện tình yêu đã được sáng tác chỉ vì tình yêu là cái gì rất hấp dẫn và kích thích con người. Tình yêu cũng vô thường. Nó có đời sống của riêng nó — giống như hơi thở vào của chúng ta vậy. Sau khi đạt đến đỉnh cao, nó sẽ mất đi ngọn lửa nồng cháy. Những gì đã một thời là tình yêu cháy bỏng sẽ trở nên nguội lạnh và nhàm chán và chúng ta tự hỏi, “Cái gì đã lấy đi sự mầu nhiệm của tình yêu? Sự mầu nhiệm của tình yêu đã đi đâu mất rồi?”
Kiên nhẫn với sự thất vọng

Đôi khi có người đến thiền viện với tâm đạo thật nhiệt thành và phấn chấn. Nói là họ muốn dâng hiến cả cuộc đời cho giáo pháp. Nhưng các bạn đó nên coi chừng — vị nào mà quá nhiệt thành. Phấn chấn không chóng thì chầy sẽ trở nên thất vọng và chán nản. Việc hành thiền sẽ rất dễ dàng khi bạn có đầy nhiệt tâm và cảm phục đối với vị sư hướng dẫn. Khi bạn tiếp tục tu tập sâu hơn, việc hành thiền sẽ trở nên đơn điệu và nhàm chán.
Lúc đầu, bạn cố gắng sắp xếp cuộc sống để dành nhiều thời gian hơn cho việc thiền tập. Sau đó bạn sẽ thấy chính bạn là người sửa lại nếp sống để dành ít thời gian hơn cho việc hành thiền. Dĩ nhiên, chúng ta ai cũng luôn có những việc quan trọng phải làm trong đờ. Nhưng lúc đó, điều thật sự xảy ra là việc hành thiền mà đã một thời hấp dẫn và lý thú đang trở nên nhàm chán. Chúng ta tìm cách trốn tránh khỏi tình trạng nhàm chán nầy.
Chỉ khi nào sẵn sàng chịu đựng sự thất vọng và tuyệt vọng, bạn mới có thể thật sự thấy và biết. Nếu lầm lạc nghĩ là, “Tôi không tin vào phương pháp hành thiền nầy nữa,”. Bỏ đi và chạy theo một phương pháp thiền hay ho thú vị khác hay một tôn giáo khác, bạn sẽ đi loanh quanh. Bạn sẽ đi từ vị sư nầy đến vị sư khác. Từ phương pháp thiền nầy đến phương pháp thiền khác.
Luyện tập quán niệm hơi thở cho cuộc sống hằng ngày
Quán niệm hơi thở cũng rất hữu ích cho chúng ta khi cuộc sống bị bận rộn và quá nhiều áp lực của công việc. Đôi khi trong đời, nhiều việc ập đến với chúng ta cùng một lúc. Chúng ta bắt buộc phải giải quyết những vấn đề này và vì thế trở nên vô cùng bực bội. Do đó, khi cuộc sống trở nên khó khăn và phức tạp. Bạn hãy nhín chút thì giờ để quán niệm hơi thở (anapanasati). Bạn hãy cố gắng nhìn rõ mọi việc thay vì chỉ biết bực bội và bấn loạn phản ứng lại những hoàn cảnh khó khăn.
Dựa trên kinh nghiệm riêng, khi gặp khó khăn, tôi chuyển sang quán niệm hơi thở khoảng mười phút. Sau đó tôi có thể thấy mọi việc mới mẻ và khác hẳn ra. Vì thế tôi không bị cuốn hút vào những biểu hiện bên ngoài của sự vật và lạc mất trong sự bấn loạn. Tôi luôn nhìn rõ các pháp chung quanh mình. Biết cách chịu đựng và ứng xử trước những hoàn cảnh khác nhau.
Hơi thở là đối tượng luôn luôn có mặt để chúng ta quán sát. Thay vì đi nghe nhạc hay tìm đọc một quyển sách. Bạn hãy trở về với chính thân thể của bạn. Bạn tập trung quán niệm trên một cái gì đó gần gũi và kề sát bên bạn thay vì ở xa xôi tận đâu đâu, rồi khi tâm bạn đã định. Tâm chánh niệm trên hơi thở sẽ đi sâu hơn vào cảnh giới tịch tĩnh và yên lặng của tâm.