Họa từ miệng và cách sám hối để cuộc sống an yên

Trong đời sống diễn ra hằng ngày, ít có ai dám tự nhận rằng bản thân mình chưa bao giờ phạm phải khẩu nghiệp. Một lời nói phát ra nhanh như mũi tên bắn, không thể lấy lại được. Cũng giống như bát nước hất đi thì không thể cứu vớt lại lượng nước như ban đầu. Thế nên, từ giờ chúng ta hãy tự kiềm chế nói lời chân thật, yêu thương, tử tế,… từ đây bạn sẽ gieo được hạt giống lành về sau. Bởi vì, khi bạn đã phạm phải khẩu nghiệp thì tai ương, quả báo sẽ đến với chúng ta không sớm thì muộn. Nên nếu như trong cuộc sông chúng ta có lỡ phạm phải khẩu nghiệp với người khác, hay nhanh chóng tiềm cách sám hối để giảm nhẹ gánh nặng trong lòng, cuộc sống an yên hơn.

Ý nghĩa cụm từ “Khẩu nghiệp”

Ý nghĩa cụm từ "Khẩu nghiệp"
Ý nghĩa cụm từ “Khẩu nghiệp”

Khẩu là miệng, khẩu nghiệp tức là “nghiệp của miệng”. Trong kinh Thập Thiện, Đức Phật nói rằng: Nơi thân chúng ta có ba chỗ phát sinh ra nghiệp. Thứ nhất là thân, thứ hai là khẩu, thứ ba là ý nghĩ. Nghiệp chính là hành vi, hành động, việc làm của chúng ta.

Khẩu (miệng) gây ra rất nhiều tội ác, tận 4 nghiệp ác. Trong kinh Đức Phật dạy: Phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân. “Phủ tại khẩu trung” có nghĩa là ở đời thì cái búa, con dao xuất phát từ cái miệng. Nó nằm ngay trong miệng của chúng ta. Nếu chúng ta nói lời ác, lời độc thì chính những lời ác, lời độc ấy sẽ quay lại làm hại chúng ta.

Có 4 loại khẩu nghiệp mà chúng ta dễ phạm:

Nói dối: Có bảo là không, không bảo là có, trắng bảo là đen, đen bảo là trắng…

Nói hai lưỡi (đâm thọc): Kích bác người này, người kia để cho họ có mâu thuẫn với nhau. Khiến họ mất tình đoàn kết, tình thân, tình huynh đệ, tình yêu…

Nói thêu dệt: Có ít thì mình xuýt ra nhiều, dệt gấm thêu hoa, tô đắp các sự việc lên, nói không đúng sự thật.

Nói lời ác khẩu: Xúc xiểm, mắng chửi, vu oan giá họa, nguyền rủa, thóa mạ… người khác.

Quả báo khẩu nghiệp

+ Nói tục, chửi thề là ngôn từ không đẹp, không tốt. Nếu lời nói đó không có tâm thù oán với ai thì chúng ta vẫn mắc khẩu nghiệp không tốt (gọi là khẩu nghiệp bất thiện). Khẩu nghiệp bất thiện sẽ cho quả bất thiện, đó có thể là sau này miệng chúng ta không đẹp, bị co rúm vào hoặc nói không ra lời, ra hơi, nói không tròn chữ, tròn tiếng,…

+ Nói hai lưỡi (đâm thọc) sẽ khiến chúng ta bị đọa xuống địa ngục. Hết kiếp địa ngục, tái sinh lên làm ngạ quỷ rất khổ, luôn luôn bị các loài khác đến xâu xé. Hết kiếp ngạ quỷ, đầu thai lên làm súc sinh thì làm các loài vật hai đầu. Nếu được làm người thì có thể là người có hai đầu, hoặc sinh vào trong gia đình lục đục, mâu thuẫn, bất hòa,..

+ Chúng ta hay buôn những loại chuyện làm hại người khác, lấy chuyện của người ra soi mói, nói xấu, kể lể,… Khiến cho họ bị khốn khổ. Làm vậy khiến sau này mình sẽ bị soi mói, bị đặt điều, chịu khổ đau do mình đã làm khổ người. Ví như đi làm dâu thì bị nhà chồng xét nét, ít tha thứ. Đi làm ở cơ quan hay làm ở đâu thì bị người khác chấp nhặt, để ý, bắt lỗi từng chút một.

+ Chê bai người khác thì sau này chính mình sẽ bị quả báo y như vậy. Hay khi nói những lời nói xấu ác thì sau này chúng ta sẽ mắc quả báo miệng hôi thối, nói không ai tin…

+ Hay kể công, hay mắng nhiếc, hay nói lời sỉ nhục người.

Cách sám hối khẩu nghiệp

Cách sám hối khẩu nghiệp
Cách sám hối khẩu nghiệp

Chúng ta thấy, khẩu nghiệp đem lại những quả báo rất đáng sợ. Bởi vậy, những ai từng thóa mạ, nguyền rủa… Người khác thì cần phải nhanh chóng, khẩn trương sám hối. “Sám” nghĩa là ăn năn, day dứt. “Hối” là hối hận, hối cải, chừa đổi. Vậy nghĩa của từ “sám hối” tức là ăn năn và hứa lần sau sẽ không tái phạm. Nếu chúng ta cứ khẩu nghiệp xong sám hối, rồi lại tái phạm thì đó mới chỉ là sám hối ngoài miệng, chưa thật sự đúng nghĩa của sám hối. Sám hối đúng nghĩa là phải nhận thức được việc làm ấy không tốt, gây tổn hại; và mình hứa chừa bỏ.

Tu khẩu nghiệp nhận kết quả tốt đẹp

Chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng của lời nói, thấy được nhân quả của lời nói. Chỉ một lời nói, lời nguyền rủa, nói xấu người khác mà chúng ta phải chịu quả báo. Vậy nên, trước khi nói, chúng ta phải tư duy kỹ về vấn đề đó. Nghĩ xem lời này nói ra có làm cho người khác đau khổ, tổn thương, tổn hại gì không. Nếu lời nói ấy không ảnh hưởng xấu mà lại giúp người được phấn khởi, yêu đời, tiến bộ thì lời ấy nên nói.

Đức Phật dạy, chúng ta phải nói lời chân thật; nói lời hòa hợp. Nói lời đẹp đẽ, thanh lịch. Nói lời hiền hòa, từ bi. Chúng ta phải nói những lời ái ngữ, nói lời tốt đẹp. Mang lại lợi ích cho mọi người – đó là tu khẩu nghiệp. Nếu áp dụng, thực tập thì chắc chắn chúng ta sẽ có khẩu nghiệp thiện lành. Mang lại những kết quả tốt đẹp cho bản thân và mọi người. Chúng ta không nói lời dối láo, lừa gạt mà nói những lời chân thật, hoà hợp, đoàn kết, tốt đẹp,… Thì sẽ có được phước báu, uy tín, danh dự, được mọi người tín nhiệm, giúp đỡ.

Bài viết liên quan