Trong đạo Phật cũng có câu trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, ở hiền sẽ gặp lành. Làm điều ác hại người chắc chắn sẽ gặp tai ương bất ngờ, không sớm thì muộn, người làm trời đang nhìn, đừng tưởng rằng mọi việc chúng ta làm thần không biết, quỷ không hay. Đừng bao giờ đê tâm trí xuất hiện những ý nghĩ sai lệch, hại người thành ra hại chính mình, gặp tai ương bất ngờ không mong muốn. Đại chúng hãy hiểu và nhận ra sớm điều này, buông bỏ tham sân si, cố gắng tu tập chắc chắn sẽ có được một cuộc sống an nhàn, không âu lo, kỳ tích xuất hiện. Tất cả chúng ta hãy vững tin một điều rằng, ở hiền ắc sẽ gặp lành.
Bạn hiểu gì về câu nói “ở hiền gặp lành”

“Ở hiền gặp lành” giống như một kim chỉ nam cho cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Bởi vì cuộc sống luôn xuất hiện hai mặt tốt và xấu, tốt và xấu làm nên chánh niệm giúp chúng sinh hiểu được đâu là cách đối xử với người khác đúng đắn nhất. Hãy chọn cách sống an nhiên với vạn vật để trong từng giây phút của cuộc đời ta đều thấy tâm mình bình an. Cùng chúng tôi phân tích sâu hơn về câu nói trên:
Thế nào là “ở hiền”
Thực tế, quan niệm “ở hiền” trong dân gian không giống với định nghĩa “ở hiền” trong đạo Phật. Người ta hay coi “hiền” nghĩa là hiền lành, ít nói, không đôi co với người khác. Không động chạm tới ai, thậm chí không biết phấn đấu vươn lên. Những người “hiền” như vậy thì lại hay gặp thiệt thòi trong cuộc sống, dễ bị thất bại do không biết đấu tranh cho những điều mình cần. Thực ra, như vậy không phải là “hiền”, mà là khờ, là thụ động, là tiêu cực.
Chữ “hiền” trong đạo Phật là “hiền trí”. Hiền nhưng không khờ, không phải “mặc ai muốn làm gì thì làm”, là chữ hiền đi đôi với sự hiểu biết. Sự “hiền” trong đạo Phật thể hiện ở một số điểm như sau:
Một người có đủ trí tuệ để nhận biết đúng-sai. Có đủ khả năng để điều khiển hành vi của mình nhưng không bao giờ dùng trí tuệ, khả năng đó để lấn át người khác. Lấy lợi từ người khác hay làm người khác đau khổ, đó là “hiền”.
Một người khi biết phân biệt đúng-sai, thiện-ác thì phải nên không làm điều ác,… Siêng làm điều lành như lời đức Phật dạy ““Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo”.
Một người khi biết phân biệt đúng-sai, thiện-ác thì phải biết bảo vệ cái thiện, cái đúng, chống lại cái sai, cái ác.
Thế nào là “gặp lành”
Trong cuộc sống, có những người “ở hiền”, cuộc đời sống hiền thiện mà không “gặp lành”. Thậm chí, có những người trong cuộc đời luôn làm những việc tốt lại không gặp được quả báo tốt. Khi gặp những trường hợp này, ta không nên buông lời nghi ngờ, hoang mang mà chúng ta cần hiểu thấu triệt về nhân-quả. Khi đã “ở hiền” mà chưa thấy “gặp lành” hoặc ngược lại, chúng ta cần xem xét cả những yếu tố trong quá khứ, những chuyện trước đây.
Đức Phật dạy, con người trải qua quá trình nhân quả ba đời, quá khứ, hiện tại và tương lai. Đức Phật đã tóm tắt trong một bài kệ của kinh Pháp Cú là:
“Rằng ai muốn biết nhân xưa
Xét xem hoàn cảnh bây giờ chịu đây
Muốn biết quả báo sau này
Xét điều tội phước ta nay đang làm.”
Cho nên, khi ta làm việc thiện, sống “hiền” mà chưa được hạnh phúc nghĩa là ta đang trả nợ nhân quả của quá khứ chưa hết. Nhận thức được điều ấy, cần phải nỗ lực, cần tu hơn nữa, cần phải quán chiếu để thấy rằng mình “phước mỏng mà nghiệp dày”. Càng phải vững mạnh mà tu tập chứ không phải thối tâm bồ đề, bỏ bê tu tập. Nếu làm vậy là chúng ta tự hại mình bởi trong khi nợ cũ trả chưa xong thì nợ mới lại chồng chất nữa rồi.
Nguyện làm điều lành, nguyện tránh điều dữ

Đây là hai lời nguyện căn bản của người Phật tử bắt đầu học Phật. Phát nguyện quy y Tam bảo và được chư tôn đức dặn: “Hãy nhớ nguyện làm tất cả việc lành. Nguyện đoạn tất cả việc ác, lời chư Phật dạy không ngoài điều đó”.
Đoạn ác, làm lành với người con Phật phải được thực hành trên cả ba phương diện: ý, khẩu, thân. Có nhiều người tuy không nói gì ác nhưng tâm ý nghĩ điều không lành. Khi nghe người mình không thích gặp sự cố thì sanh tâm vui mừng, hoặc luôn ganh ghét với thành quả người khác. Dù sự ghét ganh đó chỉ là ôm ấp trong lòng. Có người miệng cứ hay nói điều thô ác nhưng biện minh “tôi khẩu xà tâm Phật, đỡ hơn mấy người khẩu Phật tâm xà”. Dù là khẩu xà hay tâm xà thì thực ra cũng đều không tốt, vì đều là những sự tạo tác đưa tới bất an.
Con người ta thường ít nhận ra, chỉ cần một niệm xấu khởi lên. Một lời nói không lành đã có thể mang tới điều không hay cho tự thân (trước tiên). Vì mình vừa gieo nhân và tạo duyên xấu. Nhân đó, duyên đó sẽ đưa quả tương ưng (xấu). Do vậy, hại người hay muốn hại người chính là một cách tự hại mà người thấu rõ nhân-duyên-quả sẽ rất sợ. Sống đúng tinh thần “Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”.