La Hán Tĩnh Tọa vị đệ tự thứ 5 của Đức Phật

Nặc-cù-la Nakula, Nặc-cù-la hay Nặc cự la đều là tên gọi của vị La Hán Tĩnh Tọa. Thiền Định A La Hán. Theo truyền thuyết, Ngài thuộc tầng lớp giai cấp Sát-đế-lợi với sức mạnh vô song, đời sống chỉ biết có chiến tranh, chém giết và nhìn thấy sự chết chóc. Sau khi biết và theo Phật tu tập, tinh tấn và xuất gia, sự buông bỏ đã giúp Ngài đạt được chứng quả A-la-hán trong tư thế tĩnh tọa. Tuy nhiên, vì lúc xưa vốn xuất thân là một võ sĩ, đôi lúc hành thiền Ngài vẫn vận dụng sức lực của mình. Bên cạnh đó, nhờ vào sự gia trì của Ngài rộng khắp xứ Ấn Độ, được mọi người công nhận và được xem là một trong những vị đại đệ tử của Phật.

La Hán Tĩnh Tọa

Tĩnh Tọa La Hán tên là Nặc-cù-la

Tĩnh Tọa La Hán tên là Nặc-cù-la. Tượng của ngài là Phật tượng khắc họa đang ngồi kiết già trên phiến đá. Theo kinh thư giai thoại thì ngài thuộc giao cấp Sát-đế-lợi có sức mạnh vô địch, chỉ biết có chiến tranh sát sinh. Khi theo Phật tu hành, ngài chứng quả A-la-hán trong tư thế tĩnh tọa.

Truyền thuyết

Đương thời của Tôn giả, có ngoại đạo Uất-đầu-lam-tử, công phu thiền định cao. Từng biện bác với hy vọng chinh phục Tôn giả theo pháp thuật của mình. Nhưng với niềm tin chân chánh, La Hán Tĩnh Tọa khẳng định rằng chỉ có công phu tọa thiền, quán chiếu bằng trí tuệ, sức nhẫn nhục bền bỉ, nghiêm trì tịnh giới,… Mới đạt được định lực không thối chuyển.

Pháp tu luyện ngoại đạo chỉ được định lực tạm thời, không thể an trú vĩnh viễn trong pháp giải thoát, khi gặp cảnh bên ngoài quấy nhiễu sẽ bị hủy hoại. Sau này quả nhiên Uất-đầu-lam-tử thọ hưởng sự cúng dường nồng hậu vua nước Ma-kiệt-đà. Vì khởi vọng tâm mà toàn bộ công phu tiêu tán, sau khi chết lại rơi vào địa ngục. Tôn giả Nặc-cù-la dùng thiên nhãn thấy rõ điều ấy, một lần nữa cảnh giác với vua Ma-kiệt-đà:

“Đó chính là pháp tu không rốt ráo của ngoại đạo. Những phiền não căn bản của con người chưa được diệt trừ hết.” Vua nghe Tôn giả giải thích mới hiểu được Phật pháp chân chánh đáng quý, phát khởi niềm tin nơi Tôn giả. `Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Nặc-cù-la được xếp vào vị trí A La-hán thứ năm, Ngài thường cùng 800 vị A-la-hán trụ ở Nam Thiệm Bộ Châu.

Nguồn gốc xuất hiện của Nặc-cù-la

Nguồn gốc xuất hiện của Nặc-cù-la

Trên vách hang thứ 76 của động Đôn Hoàng có vẽ hình tượng Ngài ngồi kiết già trên phiến đá. Theo truyền thuyết, Ngài thuộc giai cấp Sát-đế-lợi sức mạnh vô song. Đời sống chỉ biết có chiến tranh chém giết. Khi theo Phật xuất gia, Ngài đạt quả A-la-hán trong tư thế tĩnh tọa.

Trưng bày tượng la hán Tĩnh Tọa trong nhà

Đặc biệt hơn, khi bạn lựa chọn tượng thờ bằng sứ sẽ cảm nhận việc thờ tự của mình diễn ra suôn sẻ hơn. Sự cảm nhận quyền năng của Ngài sẽ xua tan mọi tăm tối vô minh của chúng sanh. Đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sanh. Khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát. Nếu muốn được thoát qua được những kiếp nạn thì hằng ngày tụng kinh niệm là chuyện nên làm.

Bài viết liên quan