Thiền giúp chuyển hóa cảm xúc theo lời Đức Phật giảng dạy

Bản thân chúng ta điều hiểu rằng tức giận chính là một quá trình phản ứng không sự chuẩn bị, không tư duy, không suy nghĩ thấu đáo vấn đề và đặc biệt diễn biến cực nhanh. Không chỉ thế, trong cơn tức giận sẽ làm cho bản thân bực mình, cáu gắt, khó chịu với những người đối diện, khiến cho các mối quan hệ bị tan vỡ, công việc không thuận lợi, đây là điều không ai mong muốn. Tất cả chúng ta đều cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, bình an, không phải chịu sự đau khổ. Chính vì vậy, việc thực hành thiền định theo lời Đức Phật giảng dạy, sẽ giúp bản chuyển hóa cảm xúc, làm chủ bản thân, kiểm soát mọi việc theo ý mình mong muốn, giúp cuộc sông được an lạc.

Thiền giúp kiểm soát tâm trí

Thiền giúp kiểm soát tâm trí 
Thiền giúp kiểm soát tâm trí

Vai trò của tâm thức chiếm một vị trí đặc biệt và được triển khai nhiều trong kinh tạng. Bởi lời Đức Phật dạy chú trọng chuyển hoá từ tâm phàm thành thánh. Tâm ý luôn tồn tại các cặp phạm trù đối lập, tâm thiện-ác, tâm hoan hỉ-giận dữ… Gọi chung là tâm tích cực và tiêu cực. Tâm thuộc về tinh thần (danh), thế giới nội tâm. Các trạng thái và thuộc tính của nó luôn chiêu cảm con người và thế giới. Sự vận hành của tâm qua nhận thức, cảm xúc và ý chí khá phức tạp. Tâm lý học Phật giáo đã phân tích ra nhiều dạng thức gồm tám Tâm vương, năm mươi mốt Tâm sở… Vậy, tâm không có hình tướng nhưng công năng thì bất khả tư nghì. Giải thoát hay khổ đau đều do tâm quyết định.

Theo Phật giáo, nguyên nhân đau khổ xuất phát do dục cầu khởi lên từ khát vọng, ghét hận, vô minh và vọng tưởng. Các căn bệnh về tâm đều do điên đảo vọng tưởng từ tâm bất thiện phát sinh. Việc ứng dụng thiền Phật giáo trong việc chuyển hóa cảm xúc của mỗi cá nhân là nền tảng xây dựng hạnh phúc cho mình và người.

Thiền điều chỉnh cảm xúc rất tốt

Cảm xúc là một hiện tượng tâm ý của con người về một đối tượng nào đó ngắn liền với những suy nghĩ. Mà năng lực của cảm xúc chi phối rất lớn đến hành vi của con người. Từ cảm xúc có thể tạo ra những thay đổi về sinh lý, hành vi và nhận thức khác nhau. Cảm xúc rất phức tạp nên trong giáo lý Ngũ uẩn và giáo lý Mười hai nhân duyên đề cập đến cảm xúc, (cảm thọ vedana) như là thuộc tính về tâm lý người. Vận hành trong dòng chảy nhân duyên của một cá thể gồm vật chất và tinh thần. Cảm xúc theo Phật học được chia thành ba hoặc năm loại cảm thọ, cảm thọ lạc, cảm thọ khổ và cảm thọ trung tính.

Đối với con người nói chung, theo tác giả có hai phạm trù chi phối lớn nhất đó là vừa ý và không vừa ý hay ghét và thương. Con người rơi vào tình huống yêu thích thì khởi lên cảm xúc say đắm, hài lòng. Cảm xúc khổ đau xuất hiện khi con người tiếp xúc những sự vật, sự việc,… Các tình huống không vừa lòng. Cảm xúc trung tính là không thể hiện rõ khuynh hướng khổ hay lạc nên cảm xúc này thường rơi vào tâm si. Hai loại cảm xúc như hai thái cực chi phối con người thông thường nhất trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không nói dòng cảm xúc này kéo dài trở thành nghiệp lực tiềm ẩn trong tâm thức chi phối rất lớn đến đời sống cá nhân.

Ứng dụng thiền chuyển hóa tâm thế hành vi cá nhân

Ứng dụng thiền chuyển hóa tâm thế hành vi cá nhân 
Ứng dụng thiền chuyển hóa tâm thế hành vi cá nhân

Hành vi cá nhân là hệ quả xuất phát từ tâm ý và cảm xúc, chúng biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hành động thiện hay bất thiện đều do tâm ý gây nên. Yếu tố tâm lý và ý chí tác động mạnh trên điều kiện sống. Trên sự biểu hiện của nghiệp quả. Vì vậy gọi “nghiệp (kamma) là hành động có tác ý. Một hành động không có tác ý thì chỉ là hành động, mà không gọi là nghiệp”.

Mục đích thực hành thiền chuyển hoá ba nghiệp bất thiện để tâm nuôi dưỡng đức tánh tốt. Thúc đẩy sự phát triển tinh thần mẫn nhuệ của nhân cách. Từ tâm ý thanh tịnh đến cảm xúc tiêu cực được hóa giải. Nhận thức được tính tương thuộc và hệ nhân quả giữa người với người. Giữa người với môi trường xung quanh. Từ đó hành vi được tái cấu trúc theo hệ nhân quả chuẩn mực cho hiện tại và tương lai trong chiều hướng tích cực. Nên giá trị của hành vi tích cực mang trong mình một nền tảng đạo đức hoàn thiện. Một giá trị nhân văn cao cả. Tâm điểm kết nối và hoà giải cho cá nhân và cộng đồng trở nên ổn định.

Kết luận

Việc ứng dụng thiền Phật giáo trong việc chuyển hóa cảm xúc của mỗi cá nhân là nền tảng xây dựng hạnh phúc cho mình và người. Kiểm soát tâm ý tăng cường nhận thức như thật. Tư duy tích cực để có thể biến hoàn cảnh khổ đau thành hạnh phúc. Điều chỉnh cảm xúc từ yếu mềm. Thụ động đến phát triển nội lực trong thân thể để nâng giá trị bền bỉ của thân tâm và phát khởi tinh thần năng động sáng tạo. Chuyển hoá hành vi để huân tập định lực sâu nơi tâm. Nhận rõ sự vận hành và tin tưởng vào thuyết nghiệp lực. Để biết rằng chúng tác động đến bản thân, gia đình và xã hội trong hiện tại và tương lai.

Nếu biết vậy, chúng ta hãy sống đầy tinh thần trách nhiệm với những suy nghĩ, lời nói và hành vi của mình dù nhỏ nhất. Như vậy, có thể nói đạo đức xã hội chỉ dừng lại trên bề mặt điều chỉnh hành vi. Ứng dụng thiền Phật giáo tiến sâu chuyển hoá dứt trừ tận gốc rễ căn nguyên tham, sân và si của con người một cách toàn triệt.

Bài viết liên quan